Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

ĐƠN GIẢN

Hãy nhìn quanh  bạn xem. Bạn thấy gì nào? Rất có thể bạn sẽ nhìn thấy những người đang hối hả lao từ nơi này sang nơi khác, tự làm mình bận rộn một cách ngốc nghếch. Bị mắc kẹt trong sự vội vã, chúng ta luôn phải chạy như điên từ điểm A sang điểm B, hối hả hoàn thành hết công việc này đến công việc khác... Đôi lúc, ta  đánh mất một số thứ khi đang hối hả lao về phía trước, và thậm chí có thể đánh mất chính mình.

Các bạn trẻ cũng không ngoại lệ. Họ phải vội vàng đến trường, tham gia vào nhiều hoạt động nội- ngoại khóa, đi học thêm và chỉ có thể về nhà lúc trời đã tối mịt. Dĩ nhiên, đây chỉ là một cách nói chung chung và không áp dụng cụ thể cho bất kì ai cả. Nhưng sự thật của vấn đề này là càng ngày các bạn trẻ càng trở nên bận rộn hơn. Là một người trẻ, tôi có thể đồng cảm với các bạn khi phải trải qua những giờ mệt mỏi đến nhừ người như vậy.

Chúng ta thường bị cuốn hút vào công việc và hoạt động khác nhau, đến mức hầu như không còn thời gian dành cho mình, chứ đừng nói đến gia đình và bạn bè xung quanh. Nhưng có khi nào giữa dòng xoáy điên cuồng ấy, chúng ta dừng lại và tự hỏi có bao nhiêu hoạt động mà ta đang tham gia thực sự có ý nghĩa? Hay hầu hết là những hoạt động đó đều vô thưởng vô phạt? Nếu ta có thể dành ra một chút thời gian để nghiền ngẫm về vấn đề này và hình thành một kế hoạch hay hệ thống khả thi hơn, chắc chắn ta sẽ sống một cuộc đời ý nghĩa hơn rất nhiều.

Và đó chính là đề tài của chủ đề này. Nó sẽ lý giải cho ta biết tại sao ta lại sống cuộc đời của mình như thế. Ngoài ra, nó còn mang đến cho ta cách thức để biến cuộc sống của mình trở nên đơn giản và thành công hơn.

Một cuộc sống đơn giản hơn không có nghĩa là một cuộc sống dễ dàng hơn. Cuộc sống đơn giản đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực và phải biết hy sinh. Dù vậy, với những nỗ lực cần thiết của mình, chắc chắn chúng ta sẽ thu về những thành quả xứng đáng.

Trước khi chúng ta bắt đầu hành trình này, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện.

CON ONG BẬN RỘN
Có một con ong làm việc cần cù quanh năm suốt tháng. Hầu như lúc nào nó cũng bận rộn với rất nhiều việc- đi lấy mật, thụ phấn cho hoa... Nguyên nhân khiến cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn là do nó không biết phải làm thế nào để đơn giản hóa công việc của mình. Một con ong bình thường chỉ mất một buổi sáng để hoàn thành lượng công việc được giao thì con ong của chúng ta phải mất đến cả ngày trời. Ví dụ, thay vì lấy phấn hoa của nhiều bông hoa rồi mới quay về tổ, nó lại lấy phấn hoa của từng bông hoa một, quay về tổ rồi lặp lại quá trình đó. Điều này khiến nó mất rất nhiều thời gian và sức lực. Vì thế, con ong tội nghiệp phải làm việc quần quật suốt cả ngày trong khi những con ong khác thì được nghỉ ngơi suốt buổi chiều.
Trích sách:

20 điều cần làm trước khi rời giảng đường

1. Hãy cam kết hành động vì sự nghiệp của mình ngay từ lúc này
Chỉ còn vài ngày nữa là đến kì thi thì bạn mới cắm đầu vào học, chắc chắn bạn sẽ không thể đạt kết quả tốt, bởi học tập là một quá trình phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Việc học gấp gáp trong chỉ một vài ngày       sẽ không giúp bạn đạt được điểm số cao, thậm chí trong một số trường hợp có thể khiến bạn thi trượt. Tương tự như tìm việc làm. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không khởi động từ sớm, hoặc chỉ bắt đầu khi đã quá muộn? Tương lai sự nghiệp của bạn sẽ ra sao nếu bạn chỉ còn 1 hay 2 năm nữa là ra trường mà vẫn chưa có định hướng gì về công việc?

Chính vì không có một định hướng, một kế hoạch từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nên rất nhiều sinh viên tốt nghiệp cảm thấy lúng túng trong quá trình tìm kiếm việc làm. Nhiều người chưa xác định được rõ con đường sự nghiệp của mình, và cũng không biết năng lực, sở trường và thế mạnh của mình là gì. Vì thế, bạn cần phải lựa chọn để bắt đầu kế hoạch của mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chúng tôi rất đồng tình với một quan điểm- đó là bạn hãy định hướng nghề nghiệp của mình càng sớm càng tốt. Nếu có thể, bạn nên xây dựng một kế hoạch thật cụ thể và chi tiết. Không có điều gì là quá sớm hay quá muộn. Song  bạn sẽ không thể mong chờ một kết quả tốt đẹp nếu chỉ ngồi yên một chỗ. Ngay từ bây giờ, bạn hãy phát huy tối đa những lợi thế của bản thân, đồng thời nỗ lực cải thiện những điểm yếu. Nếu bạn chưa giỏi ngoại ngữ và vi tính, hãy tận dụng thời gian và cơ hội để đi học. Với quyết tâm và chăm chỉ, không lâu nữa bạn sẽ giỏi ngoại ngữ và vi tính, những kiến thức và kỹ năng có thể rất cần thiết cho công việc tương lai của bạn. Dù bắt đầu ở thời điểm năm thứ nhất, thứ hai hay thứ ba của quãng đời học đại học thì bạn hãy đặt ra cho mình một mục tiêu và tìm mọi cách để đạt được mục tiêu đó. Nếu bạn đã xác định mục tiêu là sẽ tìm được một công việc phù hợp sau khi ra trường thì tôi tin rằng, với lòng quyết tâm từ rất sớm, chắc chắn bạn sẽ thực hiện được.

Thực tế hiện nay cho thấy, ngày càng có nhiều trường đại học tìm kiếm nguồn sinh viên tiềm năng bằng cách đăng tải thông tin về trường trên báo chí, mời gọi học sinh đến tận trường để tìm hiểu môi trường học tập, nghiên cứu. Thậm chí, nhiều phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, các phòng học chuyên đề... của các trường đã mở cửa đón học sinh vào tham quan. Các giảng viên cung cấp thông tin về các ngành đào tạo của trường trong mùa tuyển sinh với các nội dung như: mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, khả năng, cơ hội việc làm sau khi ra trường... Sinh viên cũng có hoạt động giao lưu nhằm chia sẻ các kinh nghiệm học tập, sinh hoạt và rèn luyện trong môi trường đại học.

Như vậy,  để thấy những thuận lợi ban đầu của sinh viên Việt Nam khi đang ngồi trên ghế giảng đường. Các bạn đã có được những cái đích công việc rất chuẩn mực từ chính những hoạt động của  những công ty, doanh nghiệp đang mở ra hiện nay. Vậy tại sao các bạn lại không cam kết với chính bản thân mình là học tốt và cọ xát với thực tế để có thể nhận được những lời mời gọi hấp dẫn từ các doanh nghiệp. Đó chính là tương lai, là sự nghiệp của bạn. Việc định hướng nghề nghiệp sớm sẽ giúp bạn chuẩn bị hành trang vào đời chu đáo; giúp bạn phát huy tối đa những lợi thế của bản thân, giảm tối thiểu những trở ngại ban đầu. Tất nhiên, chiến thuật thông minh nhất của bất cứ người tìm việc nào là phải biết chấp nhận và đi theo xuất phát điểm của mình.

Giống như những câu chuyện mà bạn từng biết, nếu bạn sẵn sàng làm một điều gì đó, chấp nhận mạo hiểm, áp dụng những lời khuyên thông thái thì chắc chắn bạn sẽ tìm được một công việc tuyệt vời và con đường sự nghiệp sẽ rộng mở. Tạo dựng các mối quan hệ ngay từ khi còn là sinh viên là đòn bẩy giúp bạn có được những mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với các cá nhân có tầm cỡ để xác định và tìm kiếm được một công việc sau khi ra trường. Bạn phải chủ động nắm bắt những kiến thức và cơ hội nghề nghiệp chuyên môn để có được những công việc phù hợp với năng lực. Đừng lo lắng và suy nghĩ về những gì bạn đã đang và sẽ làm được cho đến thời điểm hiện tại. Chỉ cần bạn khởi động ngay từ lúc này và cam kết với chính mình về những hành động đã đặt ra!

Có lẽ khi lựa chọn cuốn sách này để đọc, bạn đã cam kết với bản thân là làm tất cả những việc có thể sẽ giúp bạn định hướng cho một nghề nghiệp tương lai tốt đẹp ngay cả khi bạn mới chỉ là sinh viên năm thứ nhất. Lời khyên của chúng tôi là: Hãy tham khảo, rồi tự xây dựng một bản đồ hướng nghiệp cho riêng  mình và thực hiện ngay từ bây giờ!

SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT- TỰ NHẬN BIẾT
- Tôi có cá tính như thế nào?
- Tôi có những kỹ năng và khả năng gì?
- Tôi có những sở thích gì?
- Mục đích làm việc của tôi là gì?
Bạn hãy tìm kiếm thông tin để trả lời các câu hỏi qua các bài kiểm tra trên Internet hoặc tự hỏi bản thân  hoặc tham gia " Ngày hội hướng nghiệp" được tổ chức trong các trường học để khám phá thêm.

SINH VIÊN NĂM HAI- KHÁM PHÁ
- Tìm hiểu các cơ hội nghề nghiệp mà bạn được tiếp xúc trong giao tiếp hàng ngày.
- Xác định xu hướng nghề nghiệp của bạn, bằng cấp nào các công ty đang cần.
- Định hướng và tìm hiểu những công việc nào phù hợp với khả năng và kiến thức của bạn.
- Bạn nên:
   + Tìm kiếm những công việc làm thêm vào kỳ nghỉ hè hay đi thực tập
   + Đăng tải và cập nhật hồ sơ lý lịch của bạn trên mục kết nối tìm việc của các dịch vụ giới thiệu việc làm.
   + Tham gia "Ngày hướng nghiệp" và khám phá các cơ hội thực tập.
   + Nghiên cứu và khám phá mục nghề nghiệp hay các chuyên đề trên mạng.

SINH VIÊN NĂM BA - TẬP TRUNG
- Hãy xác định nghề nghiệp của bạn.
- Hãy dành một ngày để chia sẻ với một sinh viên hoặc một chuyên gia về lĩnh vực bạn quan tâm. Sau đó, nộp đơn xin làm thêm trong dịp hè hoặc xin thực tập vào thời gian nhất định.
- Tham gia các buổi huấn luyện và hội thảo để biết thông tin nghề nghiệp, trau dồi kinh nghiệm soạn thảo văn bản lý lịch, đơn xin việc và phỏng vấn khi đi xin việc.
- Cập nhật hồ sơ lý lịch của bạn tại các mục tìm việc trên mạng.

SINH VIÊN NĂM TƯ - TÌM KIẾM CÔNG VIỆC
 Hãy chủ động tiếp thị mình với các nhà doanh nghiệp. Tận dụng các dịch vụ giới thiệu việc làm, nhất là mục tìm việc.
- Cập nhật hồ sơ lý lịch và đơn xin việc của bạn
- Tìm kiếm công việc ở bất cứ đâu và nộp hồ sơ ngay
- Phỏng vấn với các công ty tiềm năng trong hoặc ngoài danh sách của trường
- Tham gia vào những buổi hội thảo và tư vấn để học hỏi về:
   + Chiến lược tìm kiếm công việc
   + Cách tạo hồ sơ lý lịch
   + Chuẩn bị phỏng vấn
   + Phỏng vấn với các tổ chức cơ quan thông qua các buổi phỏng vấn tại trường của bạn
(Trích sách